NANO chuyên cung cấp các thiết bị phòng cháy chữa cháy (PCCC) và thiết bị xử lý hoả hoạn thông dụng cho hộ gia đình hay các doanh nghiệp, nhà xưởng. Vậy: “Bột trong bình chữa cháy có độc hay nguy hiểm gì không? Bột chữa cháy trong bình là không độc hại với người nhưng liệu có an toàn đến mức ăn được không?”
BỘT TRONG BÌNH CHỮA CHÁY CÓ ĐỘC HẠI NGUY HIỂM GÌ KHÔNG?
Bột chữa cháy được dùng để dập tắt đám cháy, chúng quyết định hiệu quả an toàn việc PCCC
1/ Thành phần có trong bột chữa cháy và tác dụng:
– Bột chữa cháy có thành phần chính là NAHCO3, là chất hóa học không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nó được tạo nên từ nguyên lý là làm loãng oxy và các hỗn hợp khi cháy giúp đám cháy không thể tỏa ra thêm và dập tắt nhanh chóng. Khi phun bột cháy vào lửa, NAHCO3 phản ứng với tác dụng nhiệt tạo ra khí CO2. Khi CO2 tỏa ra càng nhiều thì càng dập tắt đám cháy nhanh hơn.
– Lưu ý: phản ứng hóa học trên còn tạo ra khí Na2CO3. Đây là tạp chất ăn mòn thiết bị và các linh kiện điện tử chạm vào, vì thế bột chữa cháy sẽ không thích hợp cho các đám cháy có liên quan đến thiết bị điện tử.
– Theo nhiều phân tích thì bột chữa cháy sẽ không gây ra độc hại nếu chúng ta sử dụng đúng cách.
2/ Nếu hít phải bột chữa cháy thì cách xử lý làm sao?
– Tuy bột chữa cháy không gây hại cho sức khỏe nhưng không hẳn là an toàn tuyệt đối. Khi đám cháy xảy ra, lượng khí CO2 tạo ra từ phản ứng giữa NaHCO3 và nhiệt khác lớn. Khí này nếu đi vào cơ thể sẽ gây ra màng nhầy và khó thở.
– Trong đám cháy, việc hít phải khí CO2 là điều khó tránh. Nếu đám cháy nhỏ sử dụng bình chữa cháy từ 1 đến 2kg thì không sao. Với đám cháy lớn khi chữa cháy xong, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra và xử lý nhanh chóng.
3/ Ăn phải bột chữa cháy có độc không?
Chẳng ai dại mà ăn loại bột này. Tuy nhiên những gia đình có con nhỏ không kiểm soát được trẻ nghịch và ăn phải sẽ gây ra tình trạng đau rát, khó thở và hiện tượng khó chịu ở dạ dày.
4/ Bột chữa cháy có độc hại cho da?
– Phần lớn thành phần của bột chữa cháy được làm từ muối amoni photphat và muối amoni sulfat. Hợp chất này gây kích ứng da khi tiếp xúc trực tiếp. Nếu gặp phải trường hợp này sau khi dập tắt đám cháy thì nên đến bác sĩ da liễu kiểm tra và xử lý kịp thời.
– Với lượng nhỏ bột bị bám trên da thì chúng ta có thể rửa sạch lại với nước thường. Lưu ý sau khi dập tắt đám cháy cần đậy nắp thật kĩ bình chữa cháy đồng thời dùng máy hút bịu dọn dẹp sạch sẽ. Nên kiểm tra thật kĩ lại bình sau khi đã sử dụng, có thể nạp sạc lại hoặc mua bình mới sử dụng để tăng độ an toàn hơn.
Hi vọng thông tin hữu ích từ NANO sẽ giúp cho các bạn có thể hiểu kĩ hơn về bình chữa cháy. NANO là đơn vị phân phối bình chữa cháy giá tốt và chất lượng theo đúng quy định nhà nước.
NANO OFFICE: 173 Nơ Trang Long, P.12, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Tổng đài: 090 2828 961
Hotline / Zalo kỹ thuật: 0933 66 44 02
Hotline kinh doanh: 089 664 7121 – 0903 608 516